Kinh nghiệm đọc batch code để biết hạn sử dụng của Mỹ phẩm
Rất nhiều khách hàng đến mua hàng của mình và hỏi ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng của sản phẩm, hôm nay mình tranh thủ viết cách đọc mã Bath code của mỹ phẩm cho các bạn tham khảo.
I. Trường hợp thứ nhất:
Những sản phẩm có hạn sản xuất kể từ khi mở nắp (PAO -Period After Opening) và hạn sử dụng này cũng được ghi trên bao bì sản phẩm,
Ví dụ:
Dưỡng thể Victoria secret 12m – tức là 12 tháng sau khi mở nắp


Biểu tượng:

M = Month (Tháng). 12M tương đương với 12 tháng
II. Trường hợp thứ 2:
Với những loại mỹ phẩm có hạn sử dụng dưới 30 tháng, những loại mỹ phẩm trong trường hợp này thường phải ghi rõ hạn sử dụng trên bao bì, các bạn sẽ thấy ‘ Exp ( Expiration date)’, hoặc ‘ Best by’, ‘Use by”, với những sản phẩm có ghi hạn như vậy các bạn cứ căn cứ vào đó mà sử dụng


Cả trên hộp và trên bao bì sản phẩm kem chống nắng neutrogena dành cho mặt đều có ghi hạn sử dụng rõ rangd và cụ thể
III. Trường hợp thứ 3:
Những sản phẩm có hạn sử dụng trên 30 tháng sẽ không phải ghi hạn sử dụng trên bao bì, tuy nhiên chúng ta có thể đọc hạn sử dụng của nó dựa vào mã Batch code, batch code là mã mà các công ty sử dụng để quản lý lô hàng, nơi sản xuất, số lô hàng sản xuất, năm sản xuất
Đây là trường hợp các bạn quan tâm nhiều nhất, mình xin chia sẽ với các bạn một số thông tin mà mình biết:
Batch code của những thương hiệu thuộc Tập đoàn Estee Lauder như Mac, Estee Lauder, Clinque, Origins hoặc La Mer thường có ký hiệu:
Batch code: 1 chữ cái + 1 chữ số (hoặc chữ cái) + 1 chữ số
– Chữ cái đầu tiên cho biết địa điểm sản xuất
– Chữ số (hoặc chữ cái) thứ 2 tương ứng với các tháng, từ tháng 1 đến tháng12, thể hiện bằng số hoặc bằng chữ cái đầu tiên của tháng trong tiếng anh, Tháng 1 = January họ sẽ đễ chữ ‘ J’ , tháng 2 = February họ sẽ để chữ ‘F’ ….
– Số cuối cùng: thể hiện năm sản xuất, con số cuối cũng của năm ‘4’ – 2014

Mã batch code của son Mac là A14, tức là sản xuất tháng 1/2014
Bath code của những thương hiệu thuộc Tập đoàn L’oreal như L’oreal, Lancome, Biotherm, Helen Rubinstein, Kiehl hay The Body Shop thường có Bath code ABXXX hoặc AABXX
Trong đó:
A và AA: là nơi sản xuất, ký hiệu, mã khu vực sản xuất (có thể là chữ hoặc số, tùy theo hãng)
B: Năm sản xuất (Năm được tính từ chữ cái A trong bảng chử cái ứng với năm 2004, nghĩa là tới năm 2010 là chữ G, chữ Z được bỏ vì trong giống số 2.)
M: Là tháng sản xuất
XXX: Là ngày sản xuất trong năm
XX: là đợt sản xuất trong tháng
Ví dụ:


Bathcode 20K302
20: mã khu vực sản xuất
K: là năm tính theo chữ cái, Chữa A là năm 2004 tiếp theo cữ B là 2005, C2006, D năm 2007….. đến chữ K là 2014
3 :Tháng sản xuất
02: – Đợt sản xuất thứ 2 trong tháng
L’Occitane sử dụng 3 chữ số, 2 chữ số đầu tiên thể hiện số tuần, chữ số cuối thể hiện năm
Christian Dior sử dụng một sự kết hợp của các con số và chữ cái, nhưng chỉ có hai ký tự quan trọng đó là chữ số đầu tiên chỉ năm sản xuất, tiếp theo là chữ cái biểu thị tháng sản xuất, Tháng sản xuất được ký hiệu bắt đầu từ chữ A cho tháng Một cho đến chữ M cho tháng 12, (chữ I được bỏ qua có thể họ sợ gây nhầm lẫn với số 1).
Mặt khác, Clarins sử dụng một số để biểu thị năm, tiếp theo là hai con số trong tháng và ba số khác để xác định lô hàng cụ thể.
Hy vọng Quý khách hàng của shop sẽ không thắc mắc về hạn sử dụng của sản phẩm nữa nhé.
Cảm ơn các bạn
Mifa Shop